Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản là một trong những nét văn hóa giao tiếp đạt trưng, dễ gây ấn tượng. Đây là một nét văn hóa đặc thù mà không quốc gia nào có được. Đặc biệt trong giao tiếp và ứng xử, người Nhật rất coi trọng nghi thức và lễ nghĩa, người Nhật không chỉ đánh giá người đối diện qua vẻ bề ngoài mà còn qua từng ứng xử, cử chỉ, thái độ.
Khi đi XKLĐ Nhật thì văn hóa chào hỏi là điều bắt buộc thực tập sinh phải ghi nhớ. Khi ở Nhật, thực tập sinh sẽ bắt gặp người Nhật cúi chào thay cho lời nói “xin chào” hay “chào tạm biệt” hoặc nhằm thể hiện một điều gì đó. Vậy bạn đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao người Nhật Bản lại có thói quen đó hay chưa? Cùng nhau tìm hiểu về những nét văn hoá đặc trưng trong văn hoá này nhé!
Khi đi XKLĐ Nhật thì văn hóa chào hỏi là điều bắt buộc thực tập sinh phải ghi nhớ. Khi ở Nhật, thực tập sinh sẽ bắt gặp người Nhật cúi chào thay cho lời nói “xin chào” hay “chào tạm biệt” hoặc nhằm thể hiện một điều gì đó. Vậy bạn đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao người Nhật Bản lại có thói quen đó hay chưa? Cùng nhau tìm hiểu về những nét văn hoá đặc trưng trong văn hoá này nhé!
Cách cúi chào của người Nhật Bản
Cúi chào trong văn hóa của người Nhật đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác thông thường sẽ là một người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao. Còn đối với bạn bè trừ khi khoảng cách tuổi tác của họ cách xa hoặc họ đang ở những nơi công cộng, trang nghiêm thì sẽ cúi chào.
Người Nhật Bản thường cúi đầu chào kết hợp nói những câu nói quen thuộc như "Ohayo Gozaimasu.” hay “Ohayo” với ý nghĩa “Xin chào", hay “Arigatou” là “Xin cám ơn”.
Người Nhật Bản thường cúi đầu chào kết hợp nói những câu nói quen thuộc như "Ohayo Gozaimasu.” hay “Ohayo” với ý nghĩa “Xin chào", hay “Arigatou” là “Xin cám ơn”.
Tư thế chào hỏi của người Nhật Bản
Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.
Khi bạn giao tiếp với người Nhật bạn cần biết rằng phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối với người đó. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau như:
KIỂU ESHAKU (KIỂU KHẼ CÚI CHÀO)
ESHAKU là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ hai tay có thể để bên hông.
KIỂU CHÀO KEIREI LÀ KIỂU CÚI CHÀO BÌNH THƯỜNG.
KEIREI là kiểu chào có mức độ thể hiện sự sang trọng cao hơn so với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là kiểu chúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn….
Với kiểu cúi chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây.
KIỂU SAIKEIREI LÀ KIỂU THAY CHO NHỮNG LỜI CHÀO TRANG TRỌNG NHẤT
Kiểu chào SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.
Chào hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Khi bạn giao tiếp với người Nhật bạn cần biết rằng phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối với người đó. Người Nhật tùy theo đối tượng mà phân thành các kiểu chào hỏi khác nhau như:
KIỂU ESHAKU (KIỂU KHẼ CÚI CHÀO)
ESHAKU là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ hai tay có thể để bên hông.
KIỂU CHÀO KEIREI LÀ KIỂU CÚI CHÀO BÌNH THƯỜNG.
KEIREI là kiểu chào có mức độ thể hiện sự sang trọng cao hơn so với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là kiểu chúi chào được dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn….
Với kiểu cúi chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây.
KIỂU SAIKEIREI LÀ KIỂU THAY CHO NHỮNG LỜI CHÀO TRANG TRỌNG NHẤT
Kiểu chào SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương, thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ…., hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ…
Kiểu chào trang trọng này người Nhật sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu hơn.
Chào hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Những điều cần lưu ý khi làm việc với người Nhật Bản
Nhật Bản được biết là một trong những thị trường lao động tiềm năng nhưng cũng hết sức khó tính với những yêu cầu khắt khe từ người lao động. Do đó, tìm hiểu những phong tục tập quán của người Nhật Bản là một trong những yếu tố quan trọng để giữ được mối qua hệ hợp tác lâu dài.
Làm việc với các đối tác Nhật Bản nói riêng đặc biệt là làm việc cho các công ty Nhật Bản nói chung, chúng ta nên lưu ý một số đặc điểm như sau:
1. Người Nhật thường xuyên sử dụng lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi”
Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật. Trong khi người Việt chỉ cảm ơn khi bản thân mình nhận một ân huệ nào đó và xin lỗi khi mình gây ra một điều thực sự phiền toái cho người khác. Còn ở Nhật thì sao?
Người Nhật liên tục sử dụng những câu “Cảm ơn”,” Xin lỗi” như một thói quen hàng ngày. Nhiều người Việt không hiểu tại sao người Nhật lại “thích” dùng những từ đó đến thế, bởi có những trường hợp hoàn toàn không cần thiết, có khi còn khá ngược đời. Ví dụ, đang đi trên đường, do không để ý bạn vô tình va phải một người khác. Lúc đó rất có thể bạn sẽ nhận được một câu xin lỗi từ chính người mà bạn vừa va phải.
Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác trên, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ơ một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào. rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng.
2. Người Nhật rất đúng giờ
Đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản. Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố.
3. Giữ chữ tín, coi trọng lời hứa
Làm việc với các doanh nhân người Nhật Bản, điểm quan trọng bậc nhất đó chính là giữ chữ tín, giữ lời hứa cho dù nó là những công việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ rất coi trọng ấn tượng trong buổi tiếp xúc đầu tiên, điều này có nghĩa khi bạn không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.
4. Làm việc cẩn thần, đàm phán rất kỹ càng
Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, nhưng hầu hết khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác phải đưa đến tận nơi sản xuất để chứng kiến tổ chức, năng lực doanh nghiệp của bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với khách hàng.
5. Đặt người khác lên trước bản thân mình
Cách hay nhất để cho ai đó thấy tầm quan trọng của họ với bạn là đặt người đó lên trước bản thân bạn. Nhường cho bạn bè phần bánh lớn hơn, nhường cho mẹ chỗ ngồi đẹp hơn trong nhà hàng, đều là một phần trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản. Luôn tôn trọng cảm xúc,ý kiến...của đối phương.
6. Luôn mời tất cả mọi người trong nhóm
Ở Nhật Bản, bạn luôn mời tất cả mọi người, gồm cả những người bạn không thích. Không có chuyện chỉ đi uống bia với bạn của mình hoặc chỉ mời một số đồng nghiệp đi chơi.
Luôn đặt mọi người lên trên bản thân mình đó là nét đặc trưng trong văn hoá của con người Nhật bản.
7. Tôn trọng tài sản của người khác
Ở Nhật bạn không lấy những gì không phải là của mình. Nếu ai đó làm rơi chiếc ví trên vỉa hè, người tìm thấy sẽ mang tới trạm để đồ thất lạc gần nhất, khi đó người mất đồ dễ dàng nhận lại đồ. Hoa quả bên đường không ai ăn tới nhưng không có nghĩa nó là của bạn ,nên các bạn không được phép hái chúng.
Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích các bạn khi bước chân sang Nhật học tập và làm việc.
Làm việc với các đối tác Nhật Bản nói riêng đặc biệt là làm việc cho các công ty Nhật Bản nói chung, chúng ta nên lưu ý một số đặc điểm như sau:
1. Người Nhật thường xuyên sử dụng lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi”
Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật. Trong khi người Việt chỉ cảm ơn khi bản thân mình nhận một ân huệ nào đó và xin lỗi khi mình gây ra một điều thực sự phiền toái cho người khác. Còn ở Nhật thì sao?
Người Nhật liên tục sử dụng những câu “Cảm ơn”,” Xin lỗi” như một thói quen hàng ngày. Nhiều người Việt không hiểu tại sao người Nhật lại “thích” dùng những từ đó đến thế, bởi có những trường hợp hoàn toàn không cần thiết, có khi còn khá ngược đời. Ví dụ, đang đi trên đường, do không để ý bạn vô tình va phải một người khác. Lúc đó rất có thể bạn sẽ nhận được một câu xin lỗi từ chính người mà bạn vừa va phải.
Cũng với lối tư duy tránh làm mất lòng người khác trên, người Nhật hiếm khi nói “không” với người không thân thiết. Thay vào đó, họ thường nói vòng vo và mong muốn nhận được sự thấu hiểu của đối phương khi giao tiếp. Họ không bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình rõ ràng mà luôn giữ cảm xúc đó ơ một giới hạn rất mơ hồ. Do vậy không phải dễ dàng để biết được liệu đối phương đang nghĩ gì, cảm nhận như thể nào. rủ đi xem phim mà không thể đi, họ thường thể hiện ý muốn đi nhưng sau đó sẽ đưa ra những lí do khách quan, thậm chí không đưa ra một lý do cụ thể nào hết bằng cách nói lấp lửng.
2. Người Nhật rất đúng giờ
Đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi đối chiếu lịch trình giờ tàu chạy với điểm thời gian thực tế mà tàu đến ga, hoặc khi sắp xếp một cuộc hẹn với người Nhật và luôn thấy họ đến trước giờ hẹn ít nhất 5 phút. Thói quen đó ăn sâu vào mỗi cá nhân và dần trở thành một quy tắc ngầm, một ý thức cơ bản. Người Nhật luôn tránh làm phiền người khác. Do vậy tới trễ hẹn được coi là hành vi thiếu lịch sự, làm tổn hại tới người khác. Việc đúng giờ là điều nên làm trong mọi tình huống. Vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng nhân viên công ty chạy vội cho kịp giờ làm, cảnh bước chân vội vã trên khắp các đường phố.
3. Giữ chữ tín, coi trọng lời hứa
Làm việc với các doanh nhân người Nhật Bản, điểm quan trọng bậc nhất đó chính là giữ chữ tín, giữ lời hứa cho dù nó là những công việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ rất coi trọng ấn tượng trong buổi tiếp xúc đầu tiên, điều này có nghĩa khi bạn không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.
4. Làm việc cẩn thần, đàm phán rất kỹ càng
Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, nhưng hầu hết khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác phải đưa đến tận nơi sản xuất để chứng kiến tổ chức, năng lực doanh nghiệp của bạn. Nhưng khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với khách hàng.
5. Đặt người khác lên trước bản thân mình
Cách hay nhất để cho ai đó thấy tầm quan trọng của họ với bạn là đặt người đó lên trước bản thân bạn. Nhường cho bạn bè phần bánh lớn hơn, nhường cho mẹ chỗ ngồi đẹp hơn trong nhà hàng, đều là một phần trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản. Luôn tôn trọng cảm xúc,ý kiến...của đối phương.
6. Luôn mời tất cả mọi người trong nhóm
Ở Nhật Bản, bạn luôn mời tất cả mọi người, gồm cả những người bạn không thích. Không có chuyện chỉ đi uống bia với bạn của mình hoặc chỉ mời một số đồng nghiệp đi chơi.
Luôn đặt mọi người lên trên bản thân mình đó là nét đặc trưng trong văn hoá của con người Nhật bản.
7. Tôn trọng tài sản của người khác
Ở Nhật bạn không lấy những gì không phải là của mình. Nếu ai đó làm rơi chiếc ví trên vỉa hè, người tìm thấy sẽ mang tới trạm để đồ thất lạc gần nhất, khi đó người mất đồ dễ dàng nhận lại đồ. Hoa quả bên đường không ai ăn tới nhưng không có nghĩa nó là của bạn ,nên các bạn không được phép hái chúng.
Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích các bạn khi bước chân sang Nhật học tập và làm việc.