Đài Loan không chỉ có di sản tinh thần phong phú mà còn nổi tiếng với những món ăn đường phố tuyệt vời như đậu phụ thối, ruột non bọc ruột già, hàu chiên ... vv. Nếu bạn muốn thưởng thức những món ăn vặt Đài Loan với nhiều hương vị khác nhau, hãy đến với Chợ đêm Đài Loan! Hầu hết các chợ đêm ở Đài Loan đều nằm trên vỉa hè hoặc đường phố, là nơi có xe cộ và người đi bộ ra vào vào ban ngày. Vào ban đêm, con phố biến thành một khu chợ đêm sôi động, nơi bạn có thể thưởng thức các món ăn nhẹ khi đi dạo, nhưng khuyên bạn đừng nên mua 1 lúc nhiều quá bởi vì sẽ có rất nhiều món ngon với đủ hương vị khác nhau đang chờ bạn.
1. Trà sữa trân châu (Zhenzhu naicha)
Đi khắp các con phố ở Hà Nội, các bạn có thể dễ dàng thấy rất nhiều quán trà sữa Đài Loan với đủ các tên gọi khác nhau, đủ để thấy độ nổi tiếng của món trà này. Trà sữa trân châu được chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả và trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa.
Đài Loan chính là nơi sản sinh ra các dòng trà sữa nổi tiếng, sau đó lan rộng sang nhiều đất nước từ châu Á đến châu Âu xa xôi. Chính vì vậy, không khó hiểu khi tại vùng quốc đảo xinh đẹp trà sữa là một trong những mặt hàng kinh doanh tạo lợi nhuận cao nhất và cũng là món trà chiều không thể thiếu của các thánh ăn vặt văn phòng.
Đài Loan chính là nơi sản sinh ra các dòng trà sữa nổi tiếng, sau đó lan rộng sang nhiều đất nước từ châu Á đến châu Âu xa xôi. Chính vì vậy, không khó hiểu khi tại vùng quốc đảo xinh đẹp trà sữa là một trong những mặt hàng kinh doanh tạo lợi nhuận cao nhất và cũng là món trà chiều không thể thiếu của các thánh ăn vặt văn phòng.
2. Màn thầu hấp (Xiaolongbao)
Với những tín đồ ăn vặt theo khẩu vị Trung Quốc – Đài Loan thì không thể bỏ qua món Xiaolongbao – Màn thầu hấp này. Với lớp vỏ mềm mịn, nhân bánh thơm ngon nóng hổi và nước súp được nêm nếm đậm đà chính là điểm thu hút vô cùng đặc biệt với người yêu ẩm thực.
3. Bánh kếp hành lá (Congyoubing)
Nguyên liệu làm ra chiếc bánh kếp hành lá rất đơn giản, chỉ gồm bột mì, hành lá, đường, muối và chút hạt tiêu nhưng với vị thơm của hành quện với vị ngậy của dầu ăn và bột mỳ, bên ngoài siêu giòn mà bên trong lại hơi dai và mềm, nó đã trở thành một món ăn đậm nét văn hoá của Trung Quốc. Đây cũng là món ăn sáng hoặc món khai vị cho bữa chính quen thuộc của người Đài Loan, đừng quên thưởng thức món ăn này khi đến Đài Loan bạn nhé.
4. Bánh cuộn trứng (Danbing)
Bảo tàng Quốc gia Đài Bắc hay còn gọi là Bảo tàng Cố cung Quốc gia là một bảo tàng ở quận Sỹ Lâm, Đài Bắc. Được xây dựng vào năm 1965 ở một vị trí được cho là “ngọa hổ tàng long”, bảo tàng Cố cung có hơn 696.000 hiện vật bằng ngọc, ngà, men sứ, đồ đồng, các bức tranh phong cảnh, chân dung quý của Trung Quốc. Với bộ sưu tập trải dài suốt 10.000 năm lịch sử từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh, trong đó chiếm phần lớn là thuộc 4 triều đại Tống - Nguyên - Minh – Thanh, bảo tàng cố cung thực sự phải nói là một công trình kiến trúc đồ sộ và diệu kì.
5. Ruột già bọc ruột non (Dachang bao xiaochang)
Món ăn này nghe có vẻ lạ nhưng thực chất là người ta dùng 1 xúc xích gạo nếp bọc ngoài một xúc xích lạp xưởng – món xúc xích đặc trưng của Đài Loan. Khi xúc xích nếp (ruột già) được nướng trên lửa cho đến khi lớp ngoài hơi giòn thì rạch ra ngay và cho xúc xích lạp xưởng vào kẹp ở giữa, rắc một ít rau mùi, củ cải muối tạo thêm hương vị. Nhìn bề ngoài có vẻ hơi kỳ dị nhưng đây lại là món ăn vặt chợ đêm nổi tiếng ở Đài Loan, sự kết hợp khéo léo của ruột già và ruột non sẽ khiến bạn bất ngờ trong từng miếng ăn. Bạn nên ăn ngay lúc nó còn nóng sẽ tận hưởng được hương vị thơm của xúc xích lạp xưởng và độ dẻo ngậy của gạo nếp.
6. Trứng chiên hàu (Hao jian dan)
Đây là một trong những món ăn mang tính biểu tượng của Đài Loan và được phục vụ ở hầu hết các chợ đêm (điển hình là chợ đêm Shilin ở Đài Bắc và chợ Yong Le ở Đài Nam). Món ngon này là sự kết hợp tuyệt hảo của hàu tươi cùng với vị béo từ trứng gà, một chút tinh bột khoai mì và mùi vị thơm ngon của trứng tráng sẽ làm hài lòng mọi du khách. Đặc biệt, nước sốt chua ngọt làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.
7. Bánh gạo tiết heo (Zhuxuegao)
Sở dĩ được gọi với cái tên hơi kỳ này là vì loại bánh này được làm từ gạo nếp và tiết của động vật (như gà, vịt, heo) tạo nên một loại bánh có hương vị rất đặc biệt. Bánh gạo tiết heo là một loại bánh gạo có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc và được du nhập vào Đài Loan với những người nhập cư từ Phúc Kiến. Hầu hết người Trung Quốc ăn gạo là chính, và thường sử dụng phương pháp hấp và luộc để thay đổi loại thực phẩm gạo. Thịt vịt bổ âm, bổ hư, ngày xưa sau khi giết vịt, người nông dân vì tiết kiệm nên không đổ máu vịt đi mà dùng hộp đựng thức ăn để đựng cơm và tiết vịt, hấp chín rồi chấm nước mắm. Sau đó, nó được lan truyền trong dân gian và dần trở thành một món ăn vặt dân dã. Tuy nhiên, giá vịt cao, nuôi lại mất thời gian, nguồn cung cấp tiết vịt khan hiếm, tiết gà lại không dễ đông nên dần dần người ta dùng tiết heo thay thế và hiện nay món ăn này có tên gọi chính là Bánh gạo tiết heo.
8. Đá bào (paopao bing)
Đá bào, hay kem đá bào, kem tuyết là món giải khát tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức. Đá được bào nhỏ rồi cho thêm các loại nguyên liệu và dùng thìa đánh cho đến khi mịn và đều để các nguyên liệu quện lẫn vào từng viên đá nhỏ li ti. Người Đài Loan coi đây là một loại kem phổ biến trên toàn đất nước, nhưng để thưởng thức được loại kem đá bào chuẩn hương vị nhất, thì hãy đến thành phố Ji-Long nhé!
9. Gà chiên (Ji pai)
Đài Loan là một địa điểm lí tưởng cho những ai nghiện ăn gà chiên. Gà có thể được cắt thành từng miếng có kích thước nhỏ, hoặc để cả miếng to rồi ướp, tẩm bột sau đó được chiên giòn. Để thêm hương vị cho món ăn, các đầu bếp thường rắc thêm một chút muối và hạt tiêu bên ngoài. Đây là một trong những món trà chiều yêu thích của nhân viên văn phòng, cứ đến khoảng 3-4 giờ chiều là người người nhà nhà lại tấp nập gọi món, lớp bột vỏ ngoài giòn rụm, rồi cắn đến phần thịt mềm thơm ngọt bên trong chắc hẳn sẽ khiến bạn rất khó quên món ăn này.
10. Kẹo hồ lô (Tang hulu)
Kẹo hồ lô truyền thống được làm từ quả sơn tra, thuở xa xưa món kẹo này chỉ được bán ở chợ vào mùa đông khi tiết trời lạnh giá, lúc này quả sơn tra và lớp đường bên ngoài đông cứng lại, khi cắn thì cứng như đá nhưng ăn vào sẽ thấy một hương vị mới lạ. Dần dần về sau, món kẹo hồ lô này được bán cả vào mùa hè lúc thời tiết nắng nóng nên lớp đường trở lên mềm và dính, mùi vị cũng sẽ khác xa so với mùa đông. Ngày nay, người ta sử dụng nhiều loại trái cây khác nhau để làm ra chiếc kẹo hồ lô nên chúng ta thoả sức lựa chọn loại kẹo theo sở thích của mình.
11. Đậu phụ thối (Chou doufu)
Đậu phụ thối được làm bằng cách lên men đậu phụ. Đây là một trong những món ăn nhẹ ở Đài Loan, Trường Sa, Nam Kinh, Thiệu Hưng và nhiều nơi khác. Món ăn này cũng rất phổ biến ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng mỗi vùng miền lại có phương pháp sản xuất và phương thức tiêu thụ khác nhau. Ai chưa từng được ăn thử đậu phụ thối thì cũng sẽ giống như người chưa từng ăn sầu riêng của Việt Nam, ngửi mùi rất “thối” và khó chịu nhưng khi ăn vào mới thấy được vị ngon của nó, thậm chí là “càng thối thì càng ngon”.
12. Bánh mặt trời (Taiyang bing)
Bánh mặt trời là một trong những món ăn vặt nổi tiếng ở Đài Loan, người ta cũng thường dùng loại bánh này làm quà tặng mỗi khi có dịp từ Đài Loan về. Nó thuộc loại bánh kếp nhân ngọt, nhân là maltose, có nguồn gốc từ thành phố Đài Trung và cũng là một trong những sản phẩm nổi tiếng của Đài Trung. Tên của Bánh mặt trời không đăng ký thương hiệu, vì vậy các nhà sản xuất sau cũng đều có thể sử dụng tên này mà không sợ bản quyền. Bánh mặt trời thường có hình tròn, vỏ bánh giòn, dễ vỡ, khi ăn rất dễ rơi ra, phần lớn được ăn trực tiếp như một món giải khát với trà.
13. Bánh nhân dứa (Fengli su)
Bánh dứa là một loại bánh truyền thống của người Đài Loan, từ xa xưa nó đã được coi như một lễ phẩm dùng để cúng bái. Dứa theo cách phát âm của người Phúc Kiến mang ý nghĩa thịnh vượng, nên loại bánh này thường được dùng trong các lễ cưới, nhằm hy vọng mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ý nghĩa đó, vị thơm của nhân làm từ mứt dứa và vị ngậy, bùi của vỏ bánh khi ăn vào rất ngon, nên bánh dứa cũng là một món quà rất được ưa chuộng cho những du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Đài Loan.
Nhân bánh ngoài dứa, người ta thường thêm cả mứt bí đao cũng là một khẩu vị quen thuộc của mọi người. Ở Đài Bắc, bạn có thể mua bánh dứa với nhiều hương vị khác nhau như ngũ cốc nguyên hạt, hạt thông, lòng đỏ trứng, hạt dẻ,… Vỏ bánh còn được phủ thêm bột yến mạch và các nguyên liệu khác khiến hương vị trở nên đa dạng hơn.
Nhân bánh ngoài dứa, người ta thường thêm cả mứt bí đao cũng là một khẩu vị quen thuộc của mọi người. Ở Đài Bắc, bạn có thể mua bánh dứa với nhiều hương vị khác nhau như ngũ cốc nguyên hạt, hạt thông, lòng đỏ trứng, hạt dẻ,… Vỏ bánh còn được phủ thêm bột yến mạch và các nguyên liệu khác khiến hương vị trở nên đa dạng hơn.
14. Thịt viên (Gong wan)
Thịt viên Đài Loan có lớp bọc bên ngoài là một lớp bột khoai mì, bột gạo hoặc bột khoai tây. Nguyên liệu làm nhân có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, tuy nhiên thông thường nó được làm từ thịt lợn, măng và nấm hương. Sau khi đã được làm chín, món thịt viên này sẽ được ăn kèm với nước sốt sánh có vị hơi ngọt.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại tất cả các chợ đêm ở Đài Bắc. Đặc biệt loại thịt viên nổi tiếng nhất là ở Chương Hóa và Tân Trúc. Tại Chương Hoá, thịt viên được chiên nhiều dầu, trong khi ở Tân Trúc thì chủ yếu là hấp, đem lại cho mỗi địa phương một hương vị riêng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại tất cả các chợ đêm ở Đài Bắc. Đặc biệt loại thịt viên nổi tiếng nhất là ở Chương Hóa và Tân Trúc. Tại Chương Hoá, thịt viên được chiên nhiều dầu, trong khi ở Tân Trúc thì chủ yếu là hấp, đem lại cho mỗi địa phương một hương vị riêng.
15. Hải sản tươi (Hai xian)
Là một quốc đảo tứ bề là biển, tại Đài Loan không khó để bắt gặp những vựa tôm biển, cá trứng, mực ống, cua ghẹ tươi ngon đẹp mắt. Vào những ngày nghỉ nếu bạn có thời gian đi tới các cảng biển thì đây chính là nơi lý tưởng để thưởng thức các món hải sản với đủ cách chế biến. Ở Đài Bắc bạn có thể ghé cảng Kee Long hoặc Dan Shui, ở Đài Trung thì có cảng Đài Trung, phía Nam có thể ghé cảng Kaosiung. Để thưởng thức trọn vẹn độ tươi ngon, du khách tự chọn những món mình thích rồi thuê đầu bếp ở đây chế biến tại chỗ, khi hải sản còn sống, công nấu một bữa ăn khoảng 1.000 Đài tệ (khoảng 800.000VND).